Sau đại học | Đào tạo


Đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học


Chuyên ngành: Công nghệ sinh học, Mã số: 60420201

1. Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

2. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyến

3. Các thông tin khác

Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp và ngành gần với ngành thạc sĩ đăng ký dự tuyển. Nếu bằng tốt nghiệp đại học ngành gần phải học và đạt yêu cầu một chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

4. Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục cam kết phục vụ người học

- Nhà trường có 02 phòng Hội thảo, Seminar với các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt chuyên môn như máy tính, máy chiếu, bảng viết, tài liệu tham khảo phong phú với nhiều sách, giáo trình ngoại văn.

- Có 7 phòng thí nghiệm phục vụ cho học viên thực hành chuyên ngành, 01 nhà lưới phục vụ nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

- Giảng đường, ký túc xá: Có đủ giảng đường cho đào tạo thạc sĩ, giảng đường rộng đủ điều kiện cho học viên học tập - Thư viện: Có phòng đọc dành cho thạc sĩ, có hệ thống máy tính kết nối mạng phục vụ cho việc tra cứu và tự nhiên nghiên cứu học tập của thạc sĩ. Có đủ tài liệu, tạp chí, sách… cho học viên chuyên ngành. Trung tâm thư viện có kết nối Internet tiện lợi, đồng thời thư viện kết nối với Trung tâm học liệu – ĐHTN.

5. Đội ngũ giảng viên

- Giảng viên cơ hữu: Giáo sư: 0. Phó giáo sư: 1. Tiến sĩ: 08

- Giảng viên thỉnh giảng: Giáo sư: 03. Phó giáo sư: 05. Tiến sĩ: 03

6. Chuẩn đầu ra

Kiến thức: Có hệ thống kiến thức khoa học về công nghệ sinh học. Có khả năng nghiên cứu chuyên môn một cách độc lập hoặc phối hợp nghiên cứu có hiệu quả với các đồng nghiệp khác ở trong nước và nước ngoài. Học viên được đào tạo các kiến thức vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học; Người được đào tạo biết vận dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả các công trình nghiên cứu với việc phát triển kinh tế đất nước cũng như giải quyết các vấn để về các lĩnh vực liên quan như xã hội, môi trường, nông-lâm-ngư nghiệp, y tế, quốc phòng an ninh. Người học có khả năng tham gia nghiên cứu trong các chương trình, dự án cấp quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học. Có khả năng đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài; Có khả năng viết báo cáo chuyên môn; Có khả năng giao tiếp, trình bày báo cáo tham luận.

Kỹ năng:  Thiết kế và phân tích thí nghiệm trong Công nghệ sinh học; Thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật: phân tích định tính, định luợng hóa sinh-vi sinh- sinh học phân tử; xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở động vật, thuỷ sản; nghiên cứu sinh học bằng kỹ thuật sinh học phân tử; nhân giống thực vật bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào; nuôi cấy vi sinh vật; Xây dựng một quá trình, một quy trình sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam; Năng lực nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thông dụng trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến Công nghệ sinh học; Năng lực xúc tiến thương mại các sản phẩm Công nghệ sinh học.

Làm việc độc lập; Làm việc nhóm và với cộng đồng, có khả năng giao tiếp hiệu quả, khả năng viết báo cáo, trình bày ý tưởng qua lời nói và hình ảnh; Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ tốt cho công việc chuyên môn và quản lý.

7. Cơ hội nghề nghiệp: Các thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học được đào tạo tại ĐHKH có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Sinh học hoặc ngành Công nghệ Sinh học, có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất, cơ sở y - dược, nông nghiệp, quốc phòng…và nhiều vị trí khác có nhu cầu triển khai công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế với vị thế là một chuyên gia để tư vấn cho lĩnh vực này.